Phòng bệnh cho cá trong mùa mưa
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II cho biết đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt khoảng 600.000 tấn, trong đó cá tra, basa chiếm trên 30% sản lượng, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh AG, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và thành phố Cần Thợ Tuy nhiên, do phát triển tràn lan nên nhiều mô hình cá nuôi đã xuất hiện nhiều loại bệnh trên cá mà bà con ngư dân chưa nhận biết để có cách xử lý tốt giúp cho mô hình nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục đạt thành quả cao. Do vậy việc quản lý môi trường cá nuôi và các biện pháp phòng bệnh trên cá nuôi đang đặt ra những vấn đề bức xúc trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.
Hiện nay thời tiết đã bước vào mùa mưa, đây là giai đoạn mà người nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, sau thời gian dài nắng nóng nhiệt độ tăng cao khi thời mưa làm cho nhiệt độ giảm nhanh, mặt khác mưa làm rữa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tựu từ mặt đất tuôn xuống ao cá, làm cho pH tăng cao và môi trường nước trong ao nuôi cá thay đổi, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mô hình nuôi cá của bà con ngư dân. Theo khảo sát gần đây của Ngành thuỷ sản vào mùa mưa hầu hết các mô hình nuôi cá đều diễn ra hiện tượng cá bị shock, tỷ lệ cá chết khá cao gây thiệt hại về sản lượng. Ngoài ra trong mùa mưa là điều kiện để nhiều loại ký sinh trùng như ngoại ký sinh, nội ký sinh, nấm và vi khuẩn như Aromonas, Vibrio, Streptoloclus, … phát triển sẽ là những tác nhân cơ hội gây bệnh cho cá. Chị Huỳnh Thị Dúng, ngư dân nuôi cá ở ấp Bình Hoà 2 xã Mỹ Khánh TPLX cho biết, 5 năm qua gia đình chị nuôi nhiều loại cá như cá tra, cá lóc, điêu hồng, cá rô đồng trong đó cá rô đồng là ít bị tác động môi trường so với các loại cá khác. Trong vụ nuôi vừa qua với diện tích hầm trên 650 m2 gia đình chị nuôi cá rô đạt sản lượng trên 1 tấn cá thịt, sau khi bán, trừ các chi phí còn lãi 13 triệu đồng đã góp phần tăng thu nhập gia đình. Rút kinh nghiệm của mô hình nuôi cá năm qua, năm nay gia đình chị có những cải tiến kỹ thuật nuôi cá . Chị Dúng cho biết nếu vào mùa mưa mà không xử lý nước thì cá sẽ chậm phát triển, các chất thải trong nước sẽ gây mùi hôi rất khó chịu, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mô hình cá nuôi trong ao. Do vậy năm nay, khi trời bắt đầu mưa, hàng tuần chị đều xử lý vôi và muối vào ao cá sau đó bơm thay nước thường xuyên, nhờ vậy nước trong ao cá luôn sạch giúp cá phát triển khá tốt. Còn anh Nguyễn Văn Ngói, ngư dân nuôi cá ở ấp Bình Hòa 1 xã Mỹ Khánh TPLX thì ngoài việc tạt vôi vào ao nuôi cá, anh Ngói còn thường xuyên rãi vôi xung quanh bờ ao để diệt khuẩn trên bờ khi trời mưa nhờ lượng vôi rãi trên bờ tuôn xuống ao giúp cân bằng pH trong ao, chính vì vậy mô hình nuôi cá của anh rất thành công. Với liều lượng sử dụng hàng tuần là 1 ký vôi/ 100 m2 mặt nước, tuỳ theo diện tích ao mà tính đến việc tạt vôi, nên hầm nuôi cá của anh lúc nào cũng sạch nước trong cá rô chỉ cần nuôi 3 tháng rưỡi là bán. Ngoài những ngư dân áp dụng tốt việc xử lý nước nuôi cá trong mùa mưa thì vẫn còn khá nhiều bà con ngư dân còn lúng túng chưa biết cách nào để quản lý tốt môi trường cá nuôi của mình. Để giúp bà con ngư dân một số biện pháp quản lý tốt môi trường nước cá nuôi trong mùa mưa, kỹ sư Đặng Hồng Đức, Trưởng Bộ phận Thủy sản Cty Liên doanh Bio Pharmachemine khuyến cáo liều lượng rải vôi tốt nhất là từ 25 đến 50 ký/ cho ao có diện tích 1000 m2, sau đó cần bổ sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cao cấp như Nutri Fish, Bio Premix 22, Sobitol, Biozyme hoặc Antishok để tăng sức đề kháng cho cá, giúp cá tăng trưởng tốt. Trong mùa mưa, các mô hình nuôi cá thường xuất hiện một số bệnh như nhiễm khuẩn và các bệnh ký sinh trùng, do vậy bà con ngư dân cần định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ một số vi khuẩn cơ hội gây bệnh cho cá. Theo kỹ sư Đặng Hồng Đức, cách diệt khuẩn, diệt mầm bệnh có hiệu quả và an toàn hiện nay là định kỳ nửa tháng bà con ngư dân dùng thuốc sát trùng Bioxide đánh xuống ao 1 lần. Nếu theo dõi đàn cá nuôi có hiện tượng rộ lên, hoặc chết rải rác đó là hiện tượng cá bị ngứa ngáy do các loài ngoại ký sinh gây nên, bà con có thể dùng Bio Green Cut đánh xuống ao với liều dùng từ 1 đến 2 lít/ 1.000 m3 tuỳ theo cá nuôi lớn hay nhỏ. Nếu thấy cá có hiện tượng kém ăn, có biểu hiện xuất huyết trên thân, vây, mang đó là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn, bà con ngư dân cần phải dùng kháng sinh để trị bệnh. Bà con có thể sử dụng thuốc Bio Oxocol trộn 5g/ 1ký thức ăn, cho ăn ngày 2 lần và cho ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày, sau đó cần bổ sung thêm thuốc để tăng sức đề kháng và men tiêu hoá như Bipzyme để cấy men đường ruột, cung cấp vi sinh có lợi, giúp cá mau hồi phục. Do vậy, nguyên tắc phòng bệnh căn bản nhất vẫn là kiểm soát nguồn nước, thức ăn, động vật hoang dã mang mầm bệnh và kiểm tra con giống đảm bảo khoẻ mạnh. Bên cạnh đó còn phải hạn chế xảy ra shock do quá trình vận chuyển giống, do thay đổi môi trường đột ngột hoặc do nước bẩn quá mức chịu đựng của cá nuôi. Trong mùa mưa nếu như chúng ta quan tâm đầy đủ các biện pháp phòng bệnh từ xa, sẽ góp phần giảm những tác nhân cơ hội gây bệnh cho cá đó là cách làm tốt nhất và ít tốn chi phí trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.☆Hỗ trợ kỹ thuật/mua hàng
Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ số điện thoại chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối trang website hoặc tại đây !
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa chất Việt Mỹ!